Trong quá trình vận hành xe ô tô, người lái cần phải chú ý đến độ chụm bánh xe. Bởi vì đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển xe và hành khách ngồi trên xe. Bài viết dưới đây, Highendoworkshop.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về độ chụm bánh xe là gì? Cách kiểm tra độ chụm bánh xe ô tô đơn giản tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé!

cach-kiem-tra-do-chum-banh-xe-o-to

Độ chụm bánh xe là gì?

Độ chụm bánh xe ô tô là hiệu số khoảng cách giữa 2 má lốp được đo từ phía sau với khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía trước trên cùng một trục bánh xe. Độ chụm bánh xe được tính bằng đơn vị đo là inch, mm, độ và phút. Độ chụm bánh gồm có 2 dạng là độ chụm Toe-in (dương) và độ chụm Toe-out (âm).

Độ chụm là dương khi khoảng cách giữa 2 má lốp đo tại vị trí sau, độ chụm là âm khi khoảng cách giữa 2 má lốp đo tại phía trước lớn hơn so với phía sau. Nếu độ chụm bằng 0 khi cả 2 bánh song song với nhau.

cach-kiem-tra-do-chum-banh-xe-o-to1

Tại sao cần căn chỉnh độ chụm bánh xe?

Căn chỉnh độ chụm bánh xe (còn gọi là căn chỉnh thước lái) là việc điều chỉnh lại góc đặt bánh xe về đúng vị trí chuẩn ban đầu, giúp tránh các hiện tượng bị mòn lốp, vô lăng bị lệch làm giảm tuổi thọ của lốp xe.

Khi các thông số ở các góc bánh xe Caster, Camber và độ chụm bánh xe bị sai lệch so với thông số chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến vô lăng khiến cho xe bị nhào sang bên trái. Khi lốp xe bị dồn, đó cũng chính là dấu hiệu mất cân bằng thước lái, bởi lúc này bề mặt tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường sẽ lớn hơn mức bình thường.

Nếu người lái không tiến hành căn chỉnh lại thước lái thì lốp xe sẽ bị mòn không đều mặt trong hoặc mặt ngoài. Hay thậm chí còn nghiêm trọng hơn là khi di chuyển xe trên đường bị tình trạng xỉa lái, gây cảm giác đau mỏi vai người lái xe.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, việc điều chỉnh lại độ chụm bánh xe sẽ hỗ trợ cho bạn tránh được những tình huống bất trắc xảy ra và làm tăng tuổi thọ của lốp xe.

cach-kiem-tra-do-chum-banh-xe-o-to3

>>> Bạn đã biết: 5 tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô và cách xử lý

Cách kiểm tra độ chụm bánh xe ô tô tại nhà

Để kiểm tra chính xác độ chụm bánh xe ô tô thì chúng tôi xin hướng dẫn cho các bạn 3 phương pháp dưới đây:

1. Kiểm tra độ chụm TOE

Để nhận biết rằng bánh xe đang ở trạng thái độ chụm dương hay âm, thì người lái có thể quan sát trực tiếp ở lốp xe. Nếu lốp xe bị ăn mòn bên ngoài đó là độ chụm dương, còn ngược lại là độ chụm âm. Dù là độ chụm dương hay âm thì chúng điều gây ảnh hưởng đến lốp xe.

cach-kiem-tra-do-chum-banh-xe-o-to4

2. Kiểm tra độ chụm bánh xe theo góc Camber

Góc Camber là góc tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường ở phần phía trước. Bánh xe vuông góc với mặt đường khi Camber = “0”

Nếu bánh xe ô tô ngả ra ngoài chứng tỏ là Camber dương, còn bánh xe ngả vào trong chứng tỏ là camber âm. Nếu góc camber khác 0 thì độ bám đường của xe sẽ bị ảnh hưởng nhất là, khi đang lái xe trên những tuyến đường ướt, có độ trơn trượt khá cao.

Để kiểm tra góc camber người lái cần phải thực hiện như sau:

  • Sử dụng 1 cây thường ê ke vuông góc có chiều cao bằng với chiều cao của lốp xe hoặc bạn cũng có thể chế một cây thước vuông từ miếng bìa cattone (nếu không có thước).
  • Hãy đặt thước vuông góc với lốp xe (cạnh góc vuông ngắn song song với mặt đất và chạm vào thành lốp). Điều bạn cần phải làm lúc này là đo khoảng hở giữ thước kẻ và lốp.
  • Xác định góc camber là dương hay âm, nếu khoảng hở nằm ở phần dưới là góc camber dương còn khoảng hở nằm ở phần trên là góc âm.

cach-kiem-tra-do-chum-banh-xe-o-to5

3. Kiểm tra độ chụm bánh xe dựa theo góc Caster

Góc caster là số đo góc giữa trụ lái và trụ thằng đứng của bánh xe. Nếu bạn thấy xe có hiện tượng nhào lái thì rất có thể là bánh xe của bạn đã bị lệch về phía trước hoặc sau. Chính vì vậy, người lái cần chú y đến hoạt động của hệ thống giảm xóc bởi bộ phận này liên quan trực tiếp đến góc caster.

Để kiểm tra góc caster người lái cần phải thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần phải bơm lốp xe theo đúng thông số áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Khi đó, người lái sẽ thấy 2 thanh Routine có cùng chiều dài và nằm thẳng nhau.
  • Tiếp đến, người lái phải giữ chắc vô lăng rồi đẩy xe di chuyển đi vài mét và để xe tự dừng hẳn lại.
  • Lúc này, người lái sử dụng 1 sợi dây dài để kiểm tra độ chụm bánh bằng cách căng ngang sợi dây sát lốp xe phía trước.
  • Sau đó, dùng bút màu hoặc phấn trắng để đánh dấu theo chiều căng của dây. Người lái thực hiện tương tự với bánh sau. Tiếp theo đó, hãy kiểm tra các điểm đánh dấu, nếu các thông số không trùng khớp thì có nghĩa là bánh xe đã bị sai lệch.

cach-kiem-tra-do-chum-banh-xe-o-to6

>>> [Tips]: Kinh nghiệm chăm sóc xe ô tô tại nhà

Hướng dẫn cách căn chỉnh độ chụm bánh xe ô tô

1. Phương pháp truyền thống

Căn chỉnh bằng thước:

  • Bước 1: Trước hết, người lái cần khởi động xe (nổ máy) và đánh vô lăng về phía chính giữa, cho xe đi tiến đến một đoạn rồi dừng hẳn lại. Sau đó người kéo thước đặt mép vào gai bánh xe và giữa khoảng cách từ 2 – 3cm (đặt vào mép gai nào cũng được nhưng trước và sau của bánh xe phải trùng nhau)
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn tiến hành đo khoảng cách trước và sau của bánh xe. Nếu chỉnh chênh lệch nhau từ 0 – 2.5mm thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu khoảng cách này nhiều hơn thì bạn cần phải tiến hành căn chỉnh lại nhé! Lúc này bạn tiến hành nới ốc hãm Rotuyn lái ra để chỉnh (sử dụng cờ lê 13 hoặc 14 tuỳ vào từng loại xe).
  • NOTE: Bạn cần phải quan sát xem thước lái nằm ở phía trước hay sau bánh xe để rới ra hay kéo vào.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn tiến hành điều chỉnh cân bằng cả 2 bên cho đến khi nào xe đi thằng mà vô lăng ở đúng vị trí là hoàn tất.

cach-kiem-tra-do-chum-banh-xe-o-to8

Căn chỉnh bằng dây:

  • Bước 1: Cách chỉnh tương tự với cách điều chỉnh thước kéo, đầu tiên người lái cho xe nổ máy tại chỗ, rồi đánh vô lăng cho xe ở vị trí chính giữa để đi thẳng.
  • Bước 2: Tiếp đó, bạn cần phải buộc dây vào sau xe, kéo từ bánh sau lên bánh trước sao cho dây nằm ở vị trí 2/3 tính từ mặt đất tính lên nửa bánh xe. Ngay sau đó, bạn hãy quan sát bánh xe trước nếu phía trước bánh xe chạm vào dây thì cần phải chính Rotuyn lái cho bánh xe qua phải. Còn nếu phần phía sau bánh xe chạm vào dây thì chỉnh cho bánh xe sang trái.

2. Căn chỉnh bằng máy cân bằng lốp

NOTE: Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện cần phải có kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình sử dụng. Do vậy, nếu bạn không thể thực hiện được ngay tại nhà thì hãy mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô Đà Nẵng để được chính nhân viên kỹ thuật tay nghề cao hỗ trợ khắc phục tình trạng này kịp thời nhé!

  • Bước 1: Nhân viên sẽ đưa xe ô tô của khách hàng vào hệ thống cầu nâng ô tô để được hỗ trợ cho việc kiểm tra xe.
  • Bước 2: Sau đó, họ sẽ hãy quan sát các thông số lốp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất để ước tính tháo hơi cho lốp xe.
  • Bước 3: Thiết lập Target vào 4 bánh xe.
  • Bước 4: Lúc này, họ sẽ sử dụng thiết bị máy cân bằng lốp để căn chỉnh độ chụm bánh, được đánh giá theo chỉ dẫn của hệ thống hiển thị trên màn hình căn chỉnh thước lái. Máy căn chỉnh góc sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo các chỉ số sai lệch (nếu có).
  • Bước 5: Tiếp đến, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành sửa chữa khi hệ thống thông báo có sai lệch bằng cách xoay để đảm bảo thước lái đã được căn chỉnh đúng chuẩn
  • Bước 6: Sau khi hoàn tất các quá trình căn chỉnh độ chụm bánh xe, sẽ tiến hành tháo các target ra khỏi 4 bánh xe. Rồi hạ hàn nâng xuống và đưa xe ra khỏi cầu nâng.
  • Bước 7: Cuối cùng, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành chạy thử xe để kiểm tra lại sự cân bằng của xe lần cuối trước khi bàn giao xe cho khách hàng.

cach-kiem-tra-do-chum-banh-xe-o-to2

>>> Xem ngay: Cách xử lý khi xe ô tô bị nổ lốp vào mùa hè và kinh nghiệm phòng tránh

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến việc căn chỉnh độ chụm bánh xe mà chúng tôi đúc kết được. Hi vọng, với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tự kiểm tra độ chụm bánh xe ngay tại nhà chính xác nhất!

Bài viết liên quan

092.517.8666