VỆ SINH – LÀM ĐẸP XE BẢO VỆ TỐI ĐA BỀ MẶT
Rửa xe chi tiết 3 xô, vệ sinh làm sạch bề mặt nội ngoại thất của xe bằng dải sản phẩm chăm sóc xe cao cấp TACSYSTEM – Hàn Quốc
Ô tô mất phanh là một trong những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi bạn di chuyển. Chính vì vậy, hãy cùng Highendworkshop.com tìm hiểu ngay kỹ năng xử lý khi xe ô tô bị mất phanh an toàn qua bài viết dưới đây sẽ giúp người lái xử lý tình huống hiệu quả hơn nhé!
Nội dung bài viết
Điều bạn cần nên xử lý đầu tiên là bật đèn cảnh báo nguy hiểm nhằm thông báo và báo hiệu cho các phương tiện khác biết răng xe ô tô của bạn đang gặp phải vấn đề, sự cố cần được tránh xa. Đèn cảnh báo nguy hiểm thường là một nút hình tam giác có màu cam trên bảng điều khiển.
>> Bạn đã biết: Khi nào được phép bật đèn báo nguy hiểm?
Nếu ban đầu bạn đã sử dụng phanh của ô tô mà không có gì xảy ra, thì hãy cố gắng nhấn mạnh bàn đạp phanh một lần nữa để thử kích hoạt phanh bởi vì hầu hết các loại ô tô ngày nay đều có hệ thống phanh kép.
Nếu chẳng may phanh xe ô tô của bạn ngừng hoạt động đột ngột thì có thể là chỉ do một phần của hệ thống này bị trục trặc. Bằng cách bạn hãy tạo áp lực mạnh và nhất quán lên bàn đạp phanh. Điều này có thể hỗ trợ cho xe giảm tốc độ và dừng lại hẳn.
Nếu phanh chính của ô tô không hoạt động được, thì đối với tình huống này bạn cần phải từ từ kéo tay phanh khẩn cấp. Hoặc nhấn bàn đạp phanh khẩn cấp cho đến khi xe dừng lại.
Phanh khẩn cấp của xe ô tô được hoạt động độc lập với phanh chính. Giúp xe dừng lại an toàn ở tốc độ thấp. Tuy nhiên, khi xe đang ở tốc độ cao thì việc dừng xe bằng phanh tay sẽ mất rất nhiều thời gian hơn nếu bạn sử dụng phanh chính của xe.
Bởi việc sử dụng phanh tay trong tình huống xe đang lao nhanh với tốc độ cao. Phanh tay thường được sử dụng khi xe lên dốc. Nếu sử dụng phanh tay không đúng cách rất dễ gây ra tình trạng xe ô tô bị văng sang một bên.
>>> Xem ngay: Cách đề pa lên dốc vừa chuẩn lại không lo chết máy
Kỹ năng này thường được rất nhiều người tài xế sử dụng khi gặp phải tình trạng xe bị mất phanh, bằng cách ghì số qua đó làm giảm vận tốc của xe. Hãy còn được gọi một cách mộc mạc hơn là phương pháp phanh động cơ.
Phương pháp này được hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển xe về số thấp hơn (D1, D2, D3, L) đối với các dòng xe số tự động. Còn đối với xe số sàn thì đạp côn và về số thấp hơn để giảm tốc độ. Khi tốc độ của ô tô đã được giảm xuống, thì người lái cần phải kết hợp việc kéo phanh tay để xe dừng hẳn.
Nếu bạn chạy xe trên đường cao tốc, thì hãy sử dụng khả năng định hướng của mình và quan sát giao thông xung quanh khi bạn di chuyển ô tô của mình trên đường để cố gắng di chuyển xe sang làn bên phải một cách an toàn nhất có thể.
Hãy hạn chế mọi nguy hiểm tiềm ẩn trên đường và bật đèn báo nguy hiểm của ô tô hoặc sử dụng đèn và còi xe để cảnh báo cho những phương tiện khác khi cần thiết. Nếu có thể, hãy di chuyển xe của bạn vào một bãi đậu xe hoặc một vị trí an toàn nào đó trên đường chính, tránh việc dừng xe ở giữa đường hoặc các địa điểm có thể xảy ra nguy hiểm cho các phương tiện khác.
>>> Click ngay: Cách xử lý khi xe ô tô bị nổ lốp vào mùa hè và kinh nghiệm phòng tránh
Phương pháp này sẽ không khiến cho xe dừng hẳn. Tuy nhiên, nó có thể giúp cho ô tô chậm lại đôi chút và thêm vào đó là bạn có thể kêu lên để các tài xế xe khác biết mà tránh đường.
Nếu may mắn bạn hãy tìm một con đường tránh hoặc một ngọn đồi, bởi độ dốc của có thể làm giảm tốc độ đủ để xe dừng lại.
Điều này chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả tích cực. Hãy đợi cho đến khi xe giảm tốc độ nhất định, sau đó chuyển chìa khóa về nút tắt và hãy chú ý chỉ một nấc thôi nhé. Mặc dù việc tắt chìa khóa để giảm tốc độ xe nghe có vẻ là một ý kiến hay, nhưng làm như vậy có thể rất nguy hiểm.
Bởi lúc này hệ thống lái trợ lực của ô tô sẽ bị tắt đi, điều này có thể gây khó khăn hơn cho việc điều khiển xe của bạn. Ngoài ra, việc rút chìa khóa khỏi ổ điện của xe có thể khiến cho vô lăng xe bị khóa vào vị trí.
>>> Tham khảo ngay: Cách sử dụng một vài chức năng trên xe ô tô
Đây được xe là biện pháp cuối cùng. Người điều khiển xe ô tô trong tình trạng bị mất phanh cần phải lái xe dọc theo các đường ta-luy hoặc đường rào chắn. Điều này có thể giúp xe chạy chậm lại nhưng có thể khiến xe của bạn bị xước và hỏng hóc khá nặng đấy. Nên căn nhắc!
>>> Đừng bỏ lỡ: 5 tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô và cách xử lý
Cuối cùng, để tránh rói vào tính huống xe ô tô bị mất phanh thì người chủ xe cần thương xuyên đưa xe đi bảo trì- bảo dưỡng phanh ô tô tại Đà Nẵng, kiểm tra định kỳ và điều khiển xe ô tô ở tốc độ vừa phải khi tham gia giao thông để có thể kiểm soát được tốt nhất!