Có rất nhiều cách để phân loại hệ thống phanh xe ô tô, tuy nhiên trên các dòng xe thương mại ngày nay, có 2 loại hệ thống phanh phổ biến nhất là phanh đĩa và phanh tang trống. Trong bài viết này, Highendworkshop.com xin chia sẻ với các bạn sự khác biệt giữa thanh đĩa và phanh tang trống cũng như ưu và nhược điểm của 2 cấu hình phanh này. Hãy cùng theo dõi nhé!

su-khac-biet-giua-thanh-dia-va-phanh-tang-trong

Hệ thống phanh xe ô tô

Hê thống phanh ô tô là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong xe ô tô, gồm có: Cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Vai trò chính của hệ thống phanh đó là việc giảm tốc độ và tạm dừng chuyển động của ô tô.

Hoạt động của hệ thống phanh ô tô dựa vào sự ma sát tạo ra giữa 2 bề mặt để sinh ra tình trạng giảm tốc độ và dừng hẳn trục bánh xe. Cụ thể, một bộ phận xe đứng yên chứa má phanh, trong khi đó một bộ phận quay gắn với trục bánh xe. Khi người lái đạp phanh, má phanh sẽ tiếp xúc với phần quay thông qua các cơ cấu của hệ dẫn động và ma sát giữa 2 bộ phận này sẽ giúp xe bị làm chậm hay dừng lại.

>>> Loại bỏ: 5 Thói quen xấu của người lái tàn phá hệ thống phanh xe ô tô

Ưu nhược điểm của phanh đĩa trên xe ô tô

Cấu tao phanh đĩa: Được tạo ra từ các thành phần chính như sau: Đĩa, má và cùm. Trong đó, phần đĩa phanh sẽ được gắn với trúc của bánh và quay theo bánh xe. Còn phần cùm phanh sẽ bao gồm luôn cả hệ thống pittong thủy lực và má phanh, nó được ốp trực tiếp vào 2 bên của đĩa phanh.

Nguyên lý hoạt động: Khi người lái xe đạp phanh, thì các pittong dầu sẽ đẩy má phanh tịnh tiến về phía của đĩa phanh và ma sát sẽ được tạo ra khi phần má và đĩa phanh tiếp xúc với nhau. Nhờ vào đó mà tốc đô quay của bánh xe sẽ bị chậm dần hoăc có thể dừng hẳn tùy thuộc vào lực phanh của người điều khiển xe.

Ưu điểm:

  • Nhẹ hơn so với phanh tang trống
  • Hiêu quả phanh cũng cao hơn nhiều so với phanh tang trống
  • Được thiết kế hở hỗ trơ tản nhiệt tốt, giúp tăng thời gian sử dung, dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao so với phanh tang trống gồm có cả: Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, cũng như thay thế…
  • Thiết kế hở rất dễ khiến cho các bề mặt ma sát bị hỏng do các tác nhân bên ngoài tác động vào trong quá trình chạy xe.
  • Phù hợp với dòng xe ô tô con.

su-khac-biet-giua-thanh-dia-va-phanh-tang-trong1

>>> Liên hệ: Gara sửa chữa ô tô Đà Nẵng uy tín, chuyên nghiệp

Ưu nhược điểm của phanh tang trống trên xe ô tô

Cấu tạo của phanh tang trống: Bao gồm Trống phanh và má phanh. Trong đó, trống phanh là hộp rỗng bên ngoài, gắn với trục bánh xe và nó quay theo bánh xe. Còn phần má phanh lại nằm bên trong vào tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của trống phanh để tao ra sự ma sát. Tuy nhiên, để kết hợp đươc trống phanh và má phanh với nhau thì hệ thống này còn phải cần đến bình xi lanh con và lò xo điều chỉnh.

Nguyên lý hoạt động: Khi người điều khiển xe đạp phanh khi đang lái xe, thì bình xi lanh con lúc này sẽ đẩy 2 má phanh ra ngoài thông qua hệ thống thủy lực và lò xo điều chỉnh. Và từ đó, 2 má phanh sẽ trực tiếp tiếp xúc với trống phanh ở bên ngoài tao ra ma sát giúp cho các bánh xe quay chậm đến cho đến khi dừng lại hẳn.

Ưu điểm:

  • Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế… thấp so với phanh đĩa
  • Kết cấu cực kỳ đơn giản rất dễ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.
  • Thiết kế nguyên khối nến tránh được các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến thời gian sử dụng

Nhược điểm:

  • Hiệu quả phanh kém hơn so với phanh đĩa, nhất là trong trường hợp phanh gấp hoặc đổ đèo…
  • Thiết kế nguyên khối nên sẽ tản nhiệt của sẽ kém hơn
  • Trọng lượng nặng hơn, gồ ghề hơn phanh đĩa.
  • Phù hợp với các dòng xe ô tô có khối lượng lớn như: Xe tải, xe khách…

su-khac-biet-giua-thanh-dia-va-phanh-tang-trong2

>>> Tham khảo ngay: 5 tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô và cách xử lý

So sánh Phanh đĩa và Phanh tang trống: cái nào tốt hơn?

Phanh tang trống từng là tiêu chuẩn đối với xe hơi trong nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, không có gì lạ nữa khi phanh đĩa đã và đang dần trở thành tiêu chuẩn trên các mẫu xe hiện đại ngày nay. Bởi hệ thống phanh đĩa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

su-khac-biet-giua-thanh-dia-va-phanh-tang-trong3

Thực tế, vẫn còn rất nhiều mẫu xe mới vẫn đang sử dụng song song cả 2 loại phanh (phanh trước dạng đĩa và phanh sau dạng tang trống). Mặc dù đây là dụng ý của nhà sản xuất nhằm hy sinh sự an toàn của xe để tiết kiệm chi phí bằng cách chỉ lắp phanh đĩa cho bánh trước nhưng các thiết lập phanh đĩa và phanh tang trống ngày nay vẫn hoàn toàn phù hợp với phần lớn các dòng xe ô tô mới. Hãy lưu ý cả thiết kế phanh đĩa và phanh tang trống đều đã được cải tiến rất nhiều trong 20 năm qua.

Hệ thống phanh tang trống phía sau đã cung cấp hiệu suất tốt hơn so với các thiết lập đĩa trước của những năm đầu. Và ngày nay, phanh đĩa trước đã phát huy khả năng dừng khá ấn tượng. Kết hợp với thực tế là từ 60% – 90% lực dừng của xe đến từ bánh trước, rõ ràng là phanh tang trống được thiết kế tốt, hiện đại là tất cả những gì cần thiết cho hầu hết nhiệm vụ phanh bánh sau.

Trong khi đó, các dòng xe thuộc phân khúc cao hơn, giá đắt đỏ hơn như: Vinfast Lux A2.0 và SA2.0, Hyundai Santa Fe, Hyundai Tucson, Toyota Fortuner, Mazda CX-5, Mazda CX-8 hay Mazda 3, Kia Cerato… đều được trang bị phanh đĩa ở cả phía trước và phía sau. Đó có thể là loại đĩa đặc, đĩa thông gió hoăc đĩa tản nhiêt tùy từng dòng xe.

>>> Đừng bỏ lỡ: Một số sai lầm nghiêm trọng khi lái xe cạnh xe tải, xe đầu kéo

Như vây, hệ thống phanh đĩa và phanh tang trống đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhằm tận dụng tốt các ưu nhược điểm này, các nhà sản xuất xe ô tô đã ứng dung vào các dòng ô tô hiện đại ngày nay một cách phù hợp để mang đến trải nghiệm lái vừa an toàn vừa thú vị cho khách hàng.

Bài viết liên quan

092.517.8666