Máy phát điện ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra làm sao? Có khi nào bạn đã từng tự đặt ra cho mình những câu hỏi đó hoặc bị ai đó hỏi mà không biết trả lời như thế nào chưa? Bài viết dưới đây, High-end Workshop xin chia sẻ với các bạn một số thông tin chi tiết về máy phát điện ô tô giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn. Hãy cùng theo dõi nhé!

may-phat-dien-o-to-la-gi

Máy phát điện ô tô là gì?

Máy phát điện ô tô được xem là thiết bị nằm trong khoan máy động cơ. Có nhiệm vụ cung cấp điện năng nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động bình thường của ô tô, xe hơi như: Ắc quy, hệ thống đèn xe, còi xe, điều hòa… Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trên mỗi chiếc ô tô, mang lại sự tiện nghi trong suốt quá trình sử dụng cũng như đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển xe khi lưu thông trên đường.

Cấu tạo máy phát điện ô tô

Gồm các bộ phận quan trọng sau:

  • Stator và Rotor: Chức năng tạo ra dòng điện xoay chiều để chuyển đổi cơ năng thành điện năng
  • Di-ot: Chức năng chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều
  • Bộ điều chỉnh điện áp: Tác dụng giúp duy trì điện áp ở mức ổn định nhất và ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của dòng điện khi được tạo ra.
  • Chổi than và cổ góp: Tác dụng giảm điện trở và điện trở tiếp xúc, và từ đó duy trì độ ổn định của nguồn điện tạo ra. Bộ phận này còn có khả năng hạn chế sự bào mòn.
  • Quạt làm mát: Bộ phận này nằm ở bên trong hoặc bên ngoài của máy phát điện ô tô tùy vào từng dòng xe, giúp tản nhiệt và ngăn chặn sự nóng lên quá mức dẫn đến hư hỏng hay thậm chí là cháy nổ. Đồng thời, nhằm đảm bảo sự an toàn cho các bộ phận bên trong.

may-phat-dien-o-to-la-gi5

>>> Bạn đã biết: Loa sub cho xe hơi nên chọn loại nào?

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện ô tô

Theo lý thuyết:

  • Tạo ra điện là việc bắt nguồn từ hệ thống động cơ. Hầu hết các loại xe ô tô hiện đại hiện nay thì trục khuỷu làm nhiệm vụ dẫn động máy phát điện. Tuy nhiên, đối với các dòng xe ô tô đời cũ thì có thể có một ròng rọc riêng chạy từ trục khuỷu đến máy phát điện.
  • Máy phát điện tạo ra điện khi nam châm và cuộn dây quay quanh rotor để tạo thành từ trường và được lưu trữ bởi Stator. Sau đó, bộ điều chỉnh điện áp sẽ xác định múc điện áp mà PIN sẽ nhận được và chuyển nguồn điện sang các thiết bị điện khác nhau trong xe hơi.
  • Lưu ý: Sức điện động sinh ra trên cuộn dây càng lớn khi: Số vòng dây quấn càng nhiều, nam châm càng mạnh, tốc độ quay quanh rotor càng nhanh và khi nam chậm được đưa lại gần với cuộn dây thì từ thông xuyên qua cuộn dây sẽ được tăng lên.

Trên thực tế ứng dụng:

  • Nam châm vĩnh cửu được thay thế bằng nam châm điện. Do vậy, ban đầu khi khởi động xe động cơ sẽ lấy điện từ Acquy. Đi đôi với acquy là máy phát điện ô tô cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Hiện nay, có 2 loại máy phát điện ô tô có số lượng tìm kiếm và lựa chọn nhiều nhất đó là: Máy phát điện ô tô 12V24V.

Dấu hiệu nhận biết máy phát điện ô tô đang gặp phải sự cố

Thời gian sử dụng quá lâu, máy phát điện ô tô sẽ xuất hiện một số hiện tượng gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy. Và dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn 5 dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất khi máy phát điện ô tô gặp phải vấn đề để kịp thời xử lý:

  • 1. Xe khó khởi động: Theo nguyên lý hoạt động thì máy phát điện sẽ cung cấp năng lượng cho acquy. Do đó, khi ô tô gặp phải hiện tượng khó khởi động, thì chứng tỏ rằng lượng điện trong acquy đã cạn kiện không đủ để cung cấp cho các thiết bị trong xe. Nếu qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng bình acquy, nhưng bộ phận này không hề bị hư hỏng gì thì nguyên nhân lớn nhất có thể đến từ máy phát điện.
  • 2. Đèn báo sạc sáng khi xe ô tô đang hoạt động: Nguyên tắc hoạt động của đèn báo sạc: Khi máy phát điện hoạt động bình thường thì đèn báo sạc sẽ bị tắt. Như vây, nếu bạn phát hiện thấy đèn báo sạc vẫn còn sáng mặc dù xe đã hoạt động và đã di chuyển thì chứng tỏ máy phát điện ô tô đang có vấn đề.

may-phat-dien-o-to-la-gi1

  • 3. Đèn xe phát sáng yếu: Các loại đèn xe như: Đèn pha, đèn chiếu sáng bên trong xe, đèn trong bảng điều khiển… sáng yếu, hay mờ hơn so với bình thường có thể là do acquy không được nạp đủ năng lượng rồi đấy! Hãy kiểm tra thử ngay.

may-phat-dien-o-to-la-gi2

  • 4. Có âm thanh lạ phát ra khi xe đang chạy: Nếu chẳng may, bạn phát hiện xe có âm thanh lạ phát ra trong quá trình di chuyển, thì có thể là hệ thống động cơ đang gặp khó khăn rồi đấy. Cụ thể như: Puri và bạc đạn của trục đỡ máy phát điện bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn nên va chạm, tạo ma sát vào nhau.

may-phat-dien-o-to-la-gi3

  • 5. Xe phát ra mùi khét: Nếu các dây dẫn và một số bộ phận khác bị nóng quá mức sẽ có thể gây ra cháy nổ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát điện của máy. Đây là tình trạng nguy hiểm buộc người chủ xe phải xử lý kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

may-phat-dien-o-to-la-gi4

>>> Xem ngay: DETAILING Hốc Bánh – dịch vụ quan trọng cần được lưu tâm!

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện ô tô tại High-End workshop

Đây là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng và cần phải được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho hệ thống phát điện và cho cả chiếc xế hộp của bạn nữa.

Trước tiên, việc bảo dưỡng cần phải tuân thủ theo lịch trình của nhà sản xuất đối với từng dòng xe. Bạn cần thực hiện các đợt bảo dưỡng theo định kỳ, gồm có: Kiểm tra rò rỉ điện, đánh giá chất lượng dầu nhớt, kiểm tra hệ thống dây dẫn, kiểm tra bình acquy, hệ thống PIN, hệ thống làm mát… Ngoài ra, lọc nhiên liệu cũng cần được tiến hành làm sạch thường xuyên.

Mẹo: Bạn nên ghi chép lại các thông tin của các lần bảo dưỡng xe để hiểu rõ hơn về tình trạng thiết bị trên trong xe của mình nhé!

Khác hàng có thể mang xe đến bảo dưỡng trực tuyến tại Trung tâm chăm sóc ô tô tại Đà Nẵng của HIGH-END Workshop để được đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp chăm sóc và bảo dưỡng ô tô tận tình.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở chính: 28 CMT8, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
  • Hotline: 0925.178.666 (Tư vấn & Báo giá)
  • Working Hours: 7:30 – 22:00
  • Email: highendworkshop43@gmail.com
Rate this post

Bài viết liên quan

092.517.8666