Cảm biến tốc xe ô tô là một bộ phận thường xuyên cần được sửa chữa. Chính vì vậy, hôm nay Highendworkshop.com xin gửi đến các bạn những thông tin cần thiết về cảm biến tốc độ xe ô tô: Cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động, và kinh nghiệm sửa chữa chúng khi có dấu hiệu hư hỏng. Hãy cùng theo dõi nhé!

cam-bien-toc-do-o-to-la-gi

Cảm biến tốc độ xe ô tô là gì?

Cảm biến tốc độ xe ô tô (có tên tiếng anh là Vehicle Speed Sensor – VSS) là bộ phận phanh điện tử, được thiết kế nhằm mục đích chính phòng chống sự hãm cứng phánh của bánh xe trong trường hợp cần giảm tốc độ đột ngột. Chính nhờ vậy, khi xe thay đổi tốc độ đột ngột, xe hơi sẽ hạn chế được tối đa khả năng văng trượt và kiểm soát hướng lái khi người điều khiển không tự chủ động xử lý được.

cam-bien-toc-do-o-to-la-gi1

Cấu tạo của cảm biến tốc độ xe ô tô

Hiện nay, trên xe hơi có tới 4 loại cảm biến tốc độ ô tô, bao gồm: Loại dùng quang học, loại từ, loại công tắc lưỡi gà và loại phần tử điện trở từ MRE. Trong đó, loại cảm biến tốc độ ô tô MRE là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Do vậy, chúng ta sẽ đi phân tích kỹ càng hơn về chúng.

Vị trí của cảm biến tốc độ ô tô MRE được lắp đặt trực tiếp trên hộp số hoặc hộp số phụ và được bánh răng thứ cấp dẫn động, bao gồm: 1 mạch tích hợp HIC, 1 phần tử điện trở từ MRE và 1 vành từ. Các bạn có thể tham khảo ngay hình ảnh dưới đây:

cam-bien-toc-do-o-to-la-gi5

>>> Xem ngay: Tính năng giới hạn tốc độ (Speed Limit) có trên xe Ford Everest

Vị trí lắp cảm biến tốc độ xe hơi

Những dòng xe đời cũ vẫn sử dụng dây cáp xoắn truyền động từ hộp số lên đồng hồ Taplo, cảm biến tốc độ xe ô tô là loại công tắc lưỡi gà hoặc loại quang, cảm biến nằm ngay tại đồng hồ kim báo (km)

  • Một số dòng xe sử dụng cảm biến tốc độ xe loại MRE đặt tại đầu ra của hộp số và được dẫn động bằng bánh răng của trục thứ cấp.
  • Một số dòng xe sử dụng tích hợp với cảm biến tốc độ đầu ra của hộp số (output sensor).

Các dòng xe đời mới hiện nay sử dụng tín hiệu từ 4 cảm biến tốc độ xe gửi về ECU ABS và hộp ECU ABS sẽ tính toán đưa ra tín hiệu tốc độ xe và gửi lên đồng hồ Taplo cũng như tới các ECU khác thông qua mạng giao tiếp CAN.

cam-bien-toc-do-o-to-la-gi4

Nhiệm vụ và chức năng của cảm biến tốc độ xe

Cảm biến tốc độ xe hơi nhận biết tốc độ thực tế mà xe ô tô đang chạy. Nó phát ra một tín hiệu xung gửi lên đồng hồ Taplo để báo cho người lái nhận biết được tốc độ thực tế xe đang chạy và đo số km xe đã chạy. Ngoài ra, các ECU điều khiển còn dùng tín hiệu cảm biến tốc độ xe ô tô để thực hiện điều khiển các chức năng khác nhau, ví dụ:

  • ECU điều khiển động cơ dùng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để điều khiển hệ thống ISC và điều khiển tỉ lệ hỗn hợp nhiên liệu – không khí trong quá trình giảm tốc độ và tăng tốc xe.
  • ECU điều khiển hộp số tự động sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để điều khiển thời điểm chuyển số
  • ECU điều khiển trợ lực lái điện tử sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ ô tô để điều khiển motor trợ lực theo các tốc độ khác nhau
  • ECU điện thân xe sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe ô tô để điều khiển khoá cửa tự động khi xe đang chạy, điều khiển motor gạt mưa nhanh/ chậm theo tốc độ xe…
  • ECU hệ thống Nâng gầm điện tử (ECS) sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe để tự động điều khiển độ cao gầm xe khi xe hoạt động…

cam-bien-toc-do-o-to-la-gi2

>>> Click ngay: Đạp ga nhưng xe ô tô không tăng tốc, nguyên nhân do đâu?

Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ ô tô

Giá trị điện trở từ MRE sẽ thay đổi theo hướng của đường sức từ tác dụng lên nó. Khi nam châm lắp trên vành quay khiến cho điện áp đầu ra của MRE phát ra dạng sóng xoay chiều (sóng này sẽ được chuyển hoá thành một dạng tín hiệu số, rồi biến đổi qua Transitor trước khi chuyển thông tin tới bảng Taplo).

Loại sóng xoay chiều của cảm biến tốc độ ô tô có 2 loại, trong đó 1 loại sẽ có 4 cực từ và loại có 20 cực từ (tuỳ vào các dòng xe). Bạn hãy tham khảo thêm sơ đồ mạch điện:

cam-bien-toc-do-o-to-la-gi6

Nguyên nhân và triệu chứng của lỗi cảm biến tốc độ xe

Hiện nay, có khá nhiều nguyên nhân khiến cảm biến tốc độ ô tô bị lỗi, thông thường là do va chạm hoặc cảm biến lâu ngày không được vệ sinh, dưới tác động của ngoại lực sẽ gây ra lỗi. Cụ thể:

  • Bánh răng của cảm biến bị mòn hoặc vỡ
  • Vòng điện trở bị mòn
  • Cảm biến bị bẩn do bụi, các mạt kim loại
  • Kết nối điện kém ở các đầu giắc cắm hoặc mạch điện gặp vấn đề do hở – ngắn mạch
  • Cảm biến đã bị hư hỏng
  • Ngoài ra, có một số trường hợp cực kỳ hy hữu là hộp PCM hoặc EBCM(Electronic Brake Control Module) bị lỗi.

cam-bien-toc-do-o-to-la-gi3

>>> Tham khảo ngay: Cách sử dụng các chế độ gài cầu trên xe (4×4, 4WD)

Kinh nghiệm sửa chữa cảm biến tốc độ xe ô tô (Vehicle Speed Sensor)

Đây là một công đoạn không quá phức tạp, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được, vì chúng có quá nhiều yếu tố liên quan khác nhau và cách kiểm tra cho từng triệu chứng cũng khác nhau. Chính vì vậy mà chúng tôi không hướng dẫn từng cách kiểm tra cụ thể.

Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng đồng hồ đo chuyên dụng để kiểm tra tín hiệu xung phát ra từ cảm biến hoặc sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra các thông số liên quan. Nếu cảm biến tốc độ ô tô bị lỗi thì chúng sẽ hiển thị các mã lỗi như: P0500, P0501, P0502 và P0503.

Đặc biệt, phần bánh răng nhựa truyền động của cảm biến rất hay bị hư hỏng. Do vậy, khi bạn nghi ngờ thì hãy kiểm tra điều này trước ngay nhé! Nếu bạn không có kinh nghiệm chăm sóc ô tô thì hãy gọi ngay HIGH-END Workshop để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sửa chữa và lắp đặt cảm biến lùi xe ô tô chuẩn xác nhất.

Bạn có thể quan tâm:

Bài viết liên quan

092.517.8666